Di dân mới gốc Việt tố trang bán giáo trình điện tử

Hiện việc mua bán giáo trình điện tử bổ trợ kiến thức cấp I và cấp II đã không còn xa lạ với người dân, nhưng kéo theo đó cũng thường xảy ra các vụ tranh chấp. Cô Phạm, một di dân mới gốc Việt sống tại Đài Trung cho biết đã bỏ ra 135 nghìn Đài tệ để mua giáo trình điện tử kiến thức trung học của một tổ chức giáo dục nọ cho con, nhưng sau khi đặt mua cảm thấy không phù hợp nên đã yêu cầu huỷ hợp đồng và hoàn tiền nhưng bị từ chối, cô đã gửi yêu cầu Hội bảo vệ người tiêu dùng can thiệp, sau đó lại nhận được thông báo buộc phải chấp hành từ phía doanh nghiệp. Người tiêu dùng - Cô Phạm: “Tôi đã nhiều lần gọi điện cho cô Vương (nhân viên bán hàng) nhờ cô ấy xử lý dùm yêu cầu hủy hợp đồng. Khi thì cô ấy nói mình đang ở trên núi, khi thì đang họp, sau đó thì cho qua luôn. Cuối cùng cô ấy nói mẹ của bé ơi, cái này không thể trả lại được.

Di dân mới cho rằng bị doanh nghiệp lừa do không giỏi tiếng Trung

Cô Phạm cho biết mình đã đến Đài Loan được 20 năm, tuy có thể nói lưu loát tiếng Trung nhưng đọc chữ thì vẫn còn kém, nhân viên bán hàng yêu cầu cô ký hợp đồng và trong đó có kèm cả giấy tờ vay ngân hàng, khiến cô cảm thấy như mình đã bị lừa.

Bộ nghiên cứu phương án hợp đồng tiêu chuẩn để tránh tranh chấp

Theo thống kê của Vụ bảo vệ người tiêu dùng Viện Hành chính, kể từ năm 2016 mỗi năm có khoảng hơn 100 vụ tranh chấp liên quan đến gói giáo trình điện tử tương tự như vậy, đối tượng mà doanh nghiệp bán giáo trình nhắm vào thường là gia đình yếu thế. Bộ Giáo dục cũng đang nghiên cứu áp dụng hợp đồng tiêu chuẩn để giảm tranh chấp. Chuyên gia bảo vệ người tiêu dùng cũng nhắc nhở, người dân cần tận dụng quy định “thời gian cân nhắc 7 ngày” trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng có thể trả hàng vô điều kiện. Chủ nhiệm Khang Hinh Nhậm - Chuyên gia bảo vệ người tiêu dùng TP. Đài Trung: “Thời gian 7 ngày cân nhắc có nghĩ là nếu như trong trường hợp đã ký hợp đồng rồi cũng không sao cả, hãy tận dụng 7 ngày này. 7 ngày là bắt đầu tính từ ngày thứ 2 sau khi bạn nhận được hàng”.

Kêu gọi cần có hợp đồng tiêu chuẩn bằng nhiều ngôn ngữ

Cô Phạm sẽ tiếp tục nhờ luật sư hỗ trợ giải quyết vụ khiếu kiện với doanh nghiệp bán giáo trình, đồng thời kêu gọi hợp đồng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục nên có nhiều mẫu bằng các ngôn ngữ khác nhau.


 

專題|土耳其百年震殤 「鬆餅式坍塌」為何釀禍?