100 nghìn tranh ảnh các văn vật của Bảo tàng Cố Cung bị rao bán trên mạng

Có thông tin tiết lộ vào tháng 6 năm ngoái khi nhân viên trợ lý nghiên cứu của Viện Bảo tàng Cố Cung tiến hành số hóa dữ liệu các bảo vật quốc gia, thì bị kẻ gian sao chép hình ảnh, khiến khoảng 100 nghìn tấm ảnh những văn vật quý hiếm bị đánh cắp và bị rao bán trên các trang mua sắm như “Taobao”, thậm chí một số còn cho phép tải miễn phí.

Công khai nền tảng số của kho lưu trữ hình ảnh bảo vật quốc gia

Với mục tiêu có thể đưa tranh ảnh bảo vật quốc gia công khai trên nền tảng kỹ thuật số, Viện Bảo tàng Cố Cung đã tiến hành số hóa dữ liệu các văn vật, kết quả là một nhân viên trợ lý nghiên cứu trong quá trình chuyển đổi dữ liệu, do dung lượng dữ liệu quá lớn làm hệ thống máy chủ bị chậm, nên đã chuyển sang sử dụng máy chủ có tính năng công khai thay vì dùng hệ thống nội mạng không công khai, kết quả là bị kẻ gian lợi dụng sao chép hình ảnh. Ủy viên Trần Trung Vũ - Ủy ban Phòng thông tin KTS Viện Bảo tàng Quốc gia Cố Cung: “Các tranh ảnh cấp độ quý hiếm này vốn không được công khai, chúng tôi chỉ công khai một số chi tiết mà thôi, nhưng kẻ xấu đã sao chép được 1,5 triệu bức ảnh của những bộ phận chi tiết đó. Rồi chọn từng tấm ảnh một, sau đó sử dụng phần mềm để ghép chúng lại với nhau”.

Yêu cầu các trang mua sắm gỡ bỏ tranh ảnh theo quyền sở hữu trí tuệ

Bảo tàng Cố Cung đính chính rằng không phải cố tình để rò rỉ, hiện các dữ liệu lưu trữ đều xử lý ở trạng thái không công khai, còn đối với các file ảnh văn vật có độ phân giải cao bị lọt ra ngoài thì Bảo tàng Cố Cung sẽ mời luật sư yêu cầu các trang mua sắm gỡ bỏ các hình ảnh liên quan theo luật sở hữu trí tuệ. Cục Điều tra cũng sẽ vào cuộc để làm rõ liệu có sự tiếp tay của các hacker nước ngoài hay Trung Quốc hay không.


 

專題|土耳其百年震殤 「鬆餅式坍塌」為何釀禍?