Di dân mới hy vọng hướng dẫn bầu cử bằng nhiều thứ tiếng
Cuộc bầu cử 9 trong 1 có tổng số 10 mục bỏ phiếu trưng cầu dân ý dân, dù là người đến Đài Loan đã 15-20 năm cũng còn thấy mông lung không hiểu nổi! Do vậy ngày 16-11 có đoàn thể về di dân mới yêu cầu Ủy ban bầu cử Trung ương phải cung cấp hướng dẫn bầu cử bằng nhiều thứ tiếng.
Cô Hà Nghi Linh, di dân mới người Việt (đến Đài Loan đã 15 năm) cho biết: "Ở Đài Loan có thể có bản đóng góp ý kiến khi đến bỏ phiếu. Nhưng chúng tôi đọc chữ mà không hiểu ý nghĩa, thì biết bỏ phiếu thế nào. Thế nên người bên cạnh nói bạn bỏ thế nào thì bạn đành bỏ phiếu theo. Như vậy còn có ý nghĩa gì nữa!
Yêu cầu Ủy ban bầu cử cung cấp hướng dẫn đa ngôn ngữ
Nhiều di dân mới phản ánh không hiểu nội dung và cách bỏ phiếu của cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý, yêu cầu phải cung cấp hướng dẫn bằng nhiều thứ tiếng, hơn nữa phải đưa đến tay cử tri trước ngày bầu cử 1 tháng mới đủ thời gian tìm hiểu, nếu không dù có chứng minh thư Đài Loan hay không thì cũng không có ý nghĩa đối với 260 nghìn di dân mới có quốc tịch Đài Loan.
Cô Dương Di Quân, di dân mới người Thái Lan (đến Đài Loan đã 20 năm) cho biết: "Chính phủ ngày nào cũng hô hào chính sách hướng Nam mới. Nhưng đối với di dân mới chúng tôi mà nói, cảm giác họ coi chúng tôi như những kẻ ngốc."
Cô Lisa Hoàng, di dân mới người Indonesia (đến Đài Loan đã 11 năm) cho biết: " Tôi phải nuôi con, phải chăm lo cho gia đình, tôi cũng có nộp thuế. Nhưng bây giờ đến một sự quyết định, có liên quan đến cuộc sống của mình, tôi cũng không thể bày tỏ.
Lập chuyên trang để lắng nghe ý kiến của di dân mới
Theo sự phản hồi của Ủy ban bầu cử Trung ương, sẽ lắng nghe ý kiến, đồng thời trên webstie hiện cũng đã lập chuyên trang dành cho di dân mới. Nhưng di dân mới cho rằng, chỉ dịch sang tiếng mẹ đẻ của họ là chưa đủ, không phải tất cả di dân mới đều biết chữ, hy vọng trên mạng có thể cung cấp báo hướng dẫn bằng âm thanh, để tất cả di dân mới có thể thực hiện quyền lợi chính trị một cách tự chủ.
Biên tập: Hải Yến